Gỗ Sưa đỏ là gì?
Gỗ Sưa Đỏ còn được gọi là Trắc thối (nhiều nơi gọi là cây gỗ Huê hay Huỳnh), là loại cây thân gỗ thuộc họ Đậu. Phân bổ chủ yếu ở Việt Nam và tỉnh Hải Nam của Trung Quốc. Gỗ Sưa Đỏ được gọi tên là Trắc Thối bởi hạt cây Sưa Đỏ đốt có mùi thối, khó chịu, cái tên Trắc Thối bắt nguồn từ lí do đấy.
Hiện nay, Sưa đỏ được xếp vào nhóm 1A trong sách đỏ Việt Nam. Thân cây có màu vàng nâu hoặc màu xám, lá cây có lông nhỏ và dài trung bình khoảng 10-20cm. Chiều cao trung bình của cây khoảng từ 10 đến 15m.
Gỗ Sưa đỏ là loại gỗ quý có giá trị kinh tế rất cao thường được các dân buôn gỗ Trung Quốc săn lung, giá gỗ Sưa đỏ hiện tại có giá từ 2 trđ/kg, khi đắt có thể lên đến hơn 10 trđ/kg gỗ.
Đặc điểm của gỗ Sưa đỏ
Màu sắc, vân gỗ: gỗ Sưa đỏ có tom gỗ rất mịn, thường có màu nâu đỏ hoặc nâu thẫm. Đặc trưng của gỗ Sưa đỏ chính là những đường vân uốn lượn, vừa sắc nét vừa huyền bí mà không có một loại gỗ nào có thể sánh bằng. Có thể nói, vân gỗ Sưa đỏ là đẹp nhất trong các loại vân gỗ. Vân gỗ Sưa đỏ được ví như những đám mây cuộn sóng giữa bầu trời xanh biết, một hình ảnh vô cùng đẹp mắt.
Mùi hương: Sưa đỏ có mùi hương dịu nhẹ, dễ chịu, khoan khoái. Mùi hương nhẹ mà không nồng như các loại gỗ khác như Bách Xanh hay Ngọc Am. Mùi hương tạo cảm giác thích thú, ngửi mãi mà không biết chán.
Độ bền: gỗ Sưa khá cứng và dai, gỗ có khả năng chịu được các điều kiện thời tiết khắc nhiệt, độ bền rất tốt. Người ta tìm thấy những bộ tủ làm bằng gỗ Sưa được làm cách đây khoảng 400 – 500 năm mà còn gần như là nguyên vẹn, gỗ không bị cong vênh hay mối mọt. Gỗ Sưa ngâm nước hàng trăm năm cũng không bị ngấm nước.
Các loại gỗ Sưa Đỏ
Gỗ Sưa Đỏ được phân bổ chủ yếu ở Việt Nam và tỉnh Hải Nam của Trung Quốc. Phân theo khu vực địa lý, gỗ Sưa Đỏ có thể chia thành Sưa Đỏ Hải Nam, Sưa Đỏ bắc bộ và Sưa đỏ Nam Bộ.
Do điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau nên chất gỗ Sưa Đỏ ở các vùng miền này cũng khác nhau. Chất gỗ Sưa Đỏ Hải Nam và Sưa đỏ bắc bộ Việt Nam có chất lượng tốt nhất, vân gỗ đẹp và chất gỗ đẹp hơn.
Tại nước ta, chúng ta thường nhầm lẫn giữa gỗ Sưa Đỏ và Sưa Trắng. Đây là hai loại gỗ có những giá trị và đặc điểm hoàn toàn khác nhau. Mời các bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn đặc điểm và cách phân biệt hai loại gỗ này.
Phân biệt gỗ Sưa đỏ và Sưa trắng
Sưa Trắng thuộc chi Thàn mát, thường sinh sống tại các tỉnh vùng núi phía bắc, thường được người dân sử dụng để đánh bắt cá. Ngoài ra, cây thường được sử dụng làm bóng mát, cây thường nở hoa màu trắng vào mùa hè. Sưa Trắng có giá trị kinh tế kém hơn rất nhiều so với Sưa Đỏ.
Chúng ta có thể phân biệt cây Sưa Đỏ và Sưa Trắng thông qua những đặc điểm sau:
- Lá cây: Sưa Đỏ lá chét mọc so le, đầu lá có mũi nhọn ngắn, chất lá dai. Sưa Trắng có lá chét mọc đối xứng, đầu lá có mũi nhọn dài, chất lá mềm.
- Thân cây: Sưa Đỏ có vỏ dày, da sần sùi và nứt sâu. Sưa Trắng có vỏ mỏng, da trơn và nứt nhẹ.
- Hoa: Sưa Đỏ có hoa màu vàng nhạt hoặc trắng vàng, thường xuất hiện sau khi cây ra lá non. Sưa Trắng có hoa màu trắng tinh và xuất hiện trước khi ra lá non.
- Quả: Sưa đỏ có 1 -2 hạt, đốt lên có mùi thối, không có độc. Sưa Trắng quả không có hạt, đốt không có mùi, có độc.
Cách nhận biết gỗ Sưa
Gỗ Sưa trong thị trường hiện nay đang là loại cây còn có giá trị hơn cả vàng, một ký gỗ lâu năm có thể bán với giá hàng chục triệu đồng. Chính vì sự đắt đỏ này, người chơi cần phải hết sức cẩn trọng trong việc chọn lựa để tránh tiền mất tật mang. Để nhận biết gỗ Sưa, ta có thể sử dụng đồng thời một số cách sau:
Nhận biết bằng mùi hương: gỗ Hương Đỏ có mùi thơm nhẹ, mùi hương thoang thoảng vô cùng dễ chịu. Tuy nhiên, cách này chỉ dùng cho những người đã có kinh nghiệm lâu năm hoặc những người đã từng chơi gỗ Sưa.
Quan sát vân gỗ và chất gỗ: gỗ Sưa Đỏ có màu nâu đỏ hoặc màu đỏ bã trầu. Tom gỗ mịn, nhỏ, gỗ càng già tom gỗ càng mịn. Vân gỗ nổi từng lớp, xoắn tít, tùy từng thớ gỗ lại có những đường vân khác nhau.
Đốt gỗ thành tro: gỗ Sưa Đỏ khi đốt sẽ tỏa ra mùi thơm nhẹ. Khi đốt xong, tro gỗ có màu trắng hoặc màu xám nhạt và rất mịn. Ta có thể dùng cách này để phân biệt gỗ Sưa đỏ với các loại gỗ thông thường khác.
Ngâm nước sôi: ta có thể cắt một mẩu gỗ Sưa Đỏ và ngâm vào bát nước sôi, để trong thời gian khoảng 15 đến 20 phút. Nếu như nước trong bát có màu hồng, trên bề mặt có lớp vàng dấu nổi lên và bám vào thành bát. Ngoài ra, khi ngâm sẽ có mùi thơm nhẹ rất dễ chịu.
Ngoài những cách nhận biết gỗ Sưa Đỏ trên, nhiều người thường nhận biết gỗ Sưa bằng cách cân gỗ. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng cho những người ham hiểu và có kinh nghiệm lâu năm về các loại gỗ.
Phân biệt vòng gỗ Sưa Đỏ với vòng gỗ Sưa Lào, Trắc, Cẩm
Phân biệt với vòng gỗ Sưa Lào:
Vòng gỗ Sưa Lào (còn gọi là Sưa Dây) có giá trị kém hơn rất nhiều lần so với vòng gỗ Sưa Đỏ. Tuy nhiên, nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hai loại vòng gỗ này. Ta có thể phân biệt qua các đặc điểm: vòng gỗ Sưa Lào có màu đỏ tươi, không có mùi, vân gỗ đậm và thanh, tom gỗ to.
Phân biệt với vòng gỗ Trắc:
Gỗ Trắc thuộc cùng chi với gỗ Sưa Đỏ. Đây cũng là loại gỗ quý, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, về giá trị kinh tế thì không thể bằng gỗ Sưa.
Ta có thể phân biệt qua các đặc điểm: vòng gỗ trắc có màu đen, đen vàng hoặc đỏ đen, để lâu sẽ xuống màu đen. Vân gỗ chìm, không có vân vằn hay da báo như vòng gỗ Sưa Đỏ.
Phân biệt với vòng gỗ Cẩm
Gỗ Cẩm cũng là loại gỗ quý, thường được dùng chế tác những đồ mỹ nghệ cao cấp. Vòng gỗ Cẩm có khá nhiều điểm tương đồng về vân gỗ so với vòng gỗ Sưa Đỏ. Ta có thể phân biệt hai loại vòng này thông qua đặc điểm sau:
Màu sắc, mùi hương: vòng gỗ cẩm không mùi, có màu nâu đậm hoặc nâu vàng.
Đường vân: đường vân của vòng gỗ cẩm thường dày hơn, có màu đen.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu được cách nhận biết gỗ Sưa Đỏ và cách phân biệt vòng gỗ Sưa với một số loại vòng gỗ khác. Hi vọng với những chia sẻ của Đồ gỗ Gia An, bạn có thể phân biệt và lựa chọn cho mình những đồ mỹ nghệ, chiếc vòng gỗ Sưa Đỏ chuẩn và ưng ý nhất.